Tài khoản Premium giá rẻ

Hướng dẫn (thủ thuật) đăng ký một số loại tài khoản premium giá rẻ (hoặc cực rẻ) hoặc Miễn phí 100% mời bạn xem: Tại đây

Tài khoản premium giá rẻ là gì?

Tài khoản premium giá rẻ thực chất là một cụm từ marketing, nhằm thu hút người xem hoặc người mua về các sản phẩm dịch vụ (số) cao cấp được bán với…giá rẻ. Có sự mâu thuẫn không hề nhẹ ở đây, đó là, đã là sản phẩm cao cấp thì hầu như không thể có giá rẻ và ngược lại, giá rẻ thì hiếm khi được đánh giá là “cao cấp”.

Tuy nhiên, bằng một hình thức nào đó (xem chi tiết cuối bài viết này) người dùng vẫn có thể sử dụng các sản phẩm dịch vụ số cao cấp với một mức giá tương đối phải chăng.

Một số “tài khoản premium giá rẻ” thường thấy trên thị trường hiện nay:

  • Đào tạo: LinkedIn Learning, Udemy, Skillshare, Coursera, MasterClass,….
  • Giáo dục: Chegg, Course Hero, Codecademy, Pluralsight, PacktPub…
  • Học ngoại ngữ: ELSA Speak, ABA English, Duolingo, Grammarly…
  • Giải trí: Tidal, Deezer, Amazon Prime, Youtube Premium, Mubi, Netflix…
  • Đồ họa: Adobe CC, Canva Pro, Pikbest, MotionArray, Freepik, Prezi, Infograpia,…
  • Biên tập video: Filmora, Animoto, Powtoon, Toonly, Doodly…
  • Tài khoản VPN: NordVPN, ExpressVPN, VPN Unlimited, VyprVPN, Surfshark…
  • WordPress: WP Astra, Elementor Pro, Themeforest, Envato Elements, Codecanyon, OceanWP,..
  • Tài khoản hỗ trợ làm Nội dung (content) và SEO: Keyword Revealer, SpinRewriter, ProWritingAid, Turnitin, Nichesss, Frase.io, QuillBot, Grammarly, UberSuggest,…
  • Unlock tài liệu Course Hero, Chegg, Scribd, StuDoCu, Bartleby, Study.com,…
  • Phần mềm ứng dụng: Malwarebytes, Kaspersky, Bitdefender, Office, Windows,…
  • Tài khoản tin tức, tạp chí: Harvard Business Review, The Economist, Magzter Gold….
  • Tài khoản ứng dụng về sức khỏe thể chất, tinh thần: Gaia, Headspace, Brain.fm,…

Thông tin bạn cần biết trước khi đăng ký tài khoản premium giá rẻ

Tài khoản premium (pro) là những tài khoản thuộc nhóm dịch vụ cao cấp. do đó, rất khó để có mức phí rẻ.

Trước khi bạn đăng ký tài khoản premium mình đề xuất bạn nên tìm hiểu kỹ các thông tin sau:

  • Nguồn gốc tài khoản.
  • Giới hạn sử dụng.
  • Chính sách sử dụng và Quy định sử dụng của nhà cung cấp.

Nguồn gốc tài khoản

Hầu hết các “tài khoản premium giá rẻ” hiện nay hoặc là tài khoản share (slot, mua chung) hoặc là đăng ký theo chương trình ưu đãi ngắn hạn (dành cho đối tác, hoặc các chương trình ưu đãi khá ít người biết hoặc dành riêng cho một khu vực thị trường nào đó,..).

Trước khi mua tài khoản bạn nên hỏi rõ nguồn gốc tài khoản. Theo trải nghiệm của mình thì “tài khoản premium giá rẻ” đến từ:

Chương trình đăng ký ưu đãi dành cho đối tác, tổ chức

Phổ biến nhất là gói tài khoản business/agency chẳng hạn Elementor.com có gói Agency, cho phép người mua được quyền bán lại cho người dùng cuối khác hay gói Turnitin dành cho cơ sở giáo dục…

Một số chương trình ưu đãi miễn phí khác, chẳng hạn như Canva Pro với chính sách miễn phí cho tổ chức từ thiện. Khá nhiều tài khoản này được chia sẻ ra ngoài với mức phí khá rẻ. Tuy nhiên, không có chương trình Canva Pro lifetime, bất kể lúc nào Canva cũng có thể thay đổi chính sách và chấm dứt chương trình hỗ trợ này.

Trong khá nhiều trường hợp, nếu nhà cung cấp phát hiện chính sách bị lạm dụng, vi phạm quy định sử dụng thì sẽ lập tức hủy bỏ dịch vụ bạn đang sử dụng, xóa/khóa tài khoản của bạn mà không có bất kỳ thông báo trước nào.

Ví dụ: Bạn có thể liên tưởng đến câu chuyện Google Drive Unlimited cho giáo dục, đã làm cho khá nhiều người mất dữ liệu khi Google thay đổi chính sách, hay gần đây là “thủ thuật đăng ký Google One vài chục năm”… tất cả các tài khoản này khi phát hiện vi phạm đều bị bị xóa hoàn toàn dữ liệu và không thể khôi phục.

Tài khoản đăng ký dựa trên khu vực địa lý, hoặc tài khoản dùng thử (trial),..

Trong thời gian ngắn từ một tháng đến vài tháng: Có khá nhiều chương trình ưu đãi như thế này. Các tài khoản đăng ký theo chương trình đăng ký trải nghiệm/dùng thử/trial này sử dụng ổn định, tuy nhiên, chỉ sử dụng được trong thời gian ngắn. Và nếu bạn muốn sử dụng lâu dài thì phải đổi tài khoản liên tục, tạo ra sự ngắt quãng sử dụng.

Nếu bạn chấp nhận được sự bất tiện này (gián đoạn sử dụng, có thể mất dữ liệu) thì gói tài khoản này về cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng của bạn. Chẳng hạn Skillshare thường miễn phí 01 tháng sử dụng gói Skillshare premium, hay TradingView miễn phí 30 ngày sử dụng,… Hầu hết các bạn đều có thể tự đăng ký tham gia chương trình này nếu có tài khoản ngân hàng (VISA/Mastercard/Paypal/Bitcoin…).

Ngoài ra còn có các chương trình đăng ký theo khu vực địa lý, chẳng hạn nếu đăng ký Youtube, Netflix, Spotify,.. tại TNK (trước đây) thì mức phí cũng tương đối rẻ hơn so với đăng ký chính thức tại khu vực bạn sinh sống. Ưu đãi của chương trình này là sử dụng khá ổn định, tuy nhiên, trong nhiều trường bạn phải dùng kèm thêm một chương trình khác, chẳng hạn, phải dùng kèm phần mềm VPN để chuyển địa chỉ IP sang khu vực đăng ký nếu muốn sử dụng đầy đủ tính năng.

Tài khoản share, mua chung

Tài khoản share là tài khoản dùng chung, trong đó, có một người đứng ra đăng ký trả phí cho nhà cung cấp dịch vụ. Sau đó, chia sẻ lại cho người dùng khác (Tài khoản share còn có tên gọi khác là Nhóm Mua, Mua Chung, Group Buy…)

Gói tài khoản này có nhược điểm: đa số là không riêng tư do không đăng ký theo email của bạn, giới hạn thiết bị sử dụng, không thể dùng trên nhiều thiết bị.

Ưu điểm: sử dụng ổn định (khi giới hạn chia sẻ được thông báo rõ ràng và được các thành viên/người dùng chung tuân thủ). Nếu yêu cầu của bạn là riêng tư, cá nhân thì nên cân nhắc trước đăng ký gói tài khoản share. Tuy nhiên, nhiều dịch vụ tài khoản premium thì gói tài khoản share và gói tài khoản riêng về cơ bản không khác gì nhau vì không lưu dữ liệu cá nhân người dùng. Chẳng hạn: QuillBot, ELSA,…

Tài khoản cr@ck

Đây là tài khoản không rõ nguồn gốc, tài khoản vãng lai được chia sẻ từ Internet, tài khoản bị h@ck quyền truy cập trái phép… sử dụng kém ổn định, chủ sở hữu tài khoản có thể thay đổi mật khẩu bất cứ lúc nào, rất dễ phải đổi tài khoản khác.

Không nên sử dụng tài khoản từ nguồn này vì ngoài yếu tố không ổn định, còn liên quan đến yếu tố pháp lý.

Tài khoản này thường có một số tính năng không sử dụng được (vì nếu sử dụng chủ sở hữu tài khoản có thể phát hiện ra).

Các tài khoản này thường có 2 đặc điểm chung.

  • Thứ nhất là, mức phí rất rẻ, nhiều lúc rẻ đến vô lý.
  • Thứ hai là, sử dụng nhiều lúc Không ổn định, hay bị thoát tài khoản, không thể login lại được hoặc thay đổi tài khoản liên tục mà không có bất kỳ thông báo nào (ví dụ: đang dùng được vài tháng thì tự nhiên mất quyền truy cập, phải đổi sang tài khoản khác,…)

Sử dụng tài khoản này cơ bản tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó bên cạnh sự không ổn định là sự “không thoải mái” bởi vì đang sử dụng tài khoản với quyền truy cập trái phép (không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài khoản).

Tài khoản login thông qua Tools

Chẳng hạn người dùng cần cài thêm extensions cho trình duyệt để login vào tài khoản hoặc login thông qua cookies…. Nếu Tools được “chế biến (code)” tốt thì việc sử dụng tương đối ổn định. Đôi khi, sử dụng tài khoản dạng này sẽ bị giới hạn tài nguyên, không linh động, chẳng hạn, tài khoản có thể sử dụng trên MS Word nhưng vì login thông qua Tools nên bạn không thể sử dụng được trên môi trường MS Word.

Chú ý: Việc cài thêm extensions cho trình duyệt có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro về bảo mật , do đó, theo mình thì không nên sử dụng dạng công cụ này, trừ khi bạn thực sự hiểu rõ.

Tài khoản do lỗi từ nhà cung cấp

Trường hợp này rất hi hữu nhưng cũng có thể xảy ra. Ví dụ, đã từng có trường hợp người dùng có thể đăng ký NordVPN premium miễn phí vài ba tháng đến 1 năm mà do lỗi cổng thanh toán, nhưng ngay sau khi nhà cung cấp phát hiện ra lỗi này, tài khoản đăng ký sẽ bị vô hiệu hóa. Vài năm trước, QuillBot cũng gặp phải lỗi này. Hiện nay gần như 100% nhà cung cấp dịch vụ đều bảo mật cao. Do đó, tài khoản dạng này hầu như không có.

Tài khoản ưu đãi chính thức

Đôi khi nhà cung cấp dịch vụ có chương trình ưu đãi giảm giá từ 30% đến 70% mức phí thông thường.

Nếu bạn có thể tham gia chương trình này là tốt nhất. Đúng nghĩa “NGON-BỔ-RẺ”.

Bởi vì các tài khoản premium đăng ký theo chương trình này đúng-thực-chất là “tài khoản premium giá rẻ”: riêng tư, an toàn, rất ổn định. Tuy nhiên, các chương trình ưu đãi giảm giá này thường chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và không phải ai cũng biết để tham gia đăng ký mua tài khoản. Hiện tại, ChiasePremium đang tích cực thúc đẩy và chia sẻ các chương trình ưu đãi này. Ví dụ: Blinkist premium giảm giá lên đến 70% mức phí thông thường, hay Chegg giảm giá 50% trong thời gian một vài ngày, hay Quetext premium giảm giá 60%,… Chi tiết bạn có thể xem tại đây: https://chiasepremium.com/share/

Ưu đãi đăng ký tài khoản Blinkist premium cực rẻ, chỉ diễn ra trong vài ngày.
Ưu đãi đăng ký tài khoản Blinkist premium cực rẻ, chỉ diễn ra trong vài ngày (source: https://chiasepremium.com/blinkist/ )

 

Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký một số tài khoản premium miễn phí

Ở đây mình không đề cập đến các dịch vụ chia sẻ tài nguyên, bởi vì các dịch vụ này không cho phép người dùng truy cập trực tiếp vào tài khoản mà được lập trình (ví dụ thông qua API, công cụ) để tải files/share tài nguyên cho người dùng khác. Về cơ bản, đây là một dịch vụ hoàn toàn mới. Chẳng hạn các dịch vụ get files đồ họa từ Freepik, PNGtree,.. hay sử dụng Chat Bot để tải đáp án Chegg.

Giới hạn sử dụng

Không có một tài khoản premium nào sử dụng ổn định trên vô số thiết bị.

Hầu hết các tài khoản premium đều có giới hạn về số lượng thiết bị đăng nhập sử dụng, số lượng tài nguyên tải xuống hàng ngày, hay số thiết bị đăng nhập.

Ví dụ 1: Một số tài khoản VPN không giới hạn thiết bị đăng nhập nhưng khi chia sẻ cho quá nhiều người dùng (share) thì sử dụng rất chậm  hoặc không thể tạo kết nối VPN.

Ví dụ 2: Freepik không có gói đăng ký nào download unlimited, gói đăng ký Freepik premium chỉ cho phép download tối đa 100 files trong vòng 24h.

Ví dụ 3: MasterClass không thể sử dụng đồng thời trên nhiều thiết bị, bởi vì tùy từng gói đăng ký mà bạn có thể xem video bài học chỉ trên 1 thiết bị duy nhất, hoặc trên 2 thiết bị hoặc 3 thiết bị (càng nhiều thiết bị truy cập cùng lúc thì mức phí càng đắt).

Ví dụ 4: Không tồn tại các gói QuillBot lifetime, Spotify premium lifetime,… vì nhà cung cấp dịch vụ không đưa ra gói này. Vì thế, nếu người bán không duy trì tài khoản thì người mua sẽ không thể tiếp tục sử dụng.

Hi vọng rằng với các thông tin chia sẻ ở trên sẽ hữu ích cho các bạn trong việc lựa chọn, tìm hiểu các dịch vụ tài khoản premium. Điều quan trọng nhất, trước khi bạn trả tiền, là hãy tìm hiểu kỹ hơn về chính sách, quy định sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ. Các thông tin này thường được chia sẻ công khai trên website. Nếu bạn có thời gian tìm hiểu kỹ chắc chắn bạn sẽ tránh được nhiều trường hợp “đáng tiếc” đấy.

Xem thêm: Hướng dẫn Đăng ký Dịch vụ tài khoản premium

Có tài khoản Lifetime không?

Tài khoản premium lifetime là tài khoản bạn chỉ cần trả phí 01 lần và sử dụng vĩnh viễn. Không phải nhà cung cấp nào cũng có gói Lifetime, đặc biệt là các các nhà cung cấp dịch vụ tên tuổi như Coursera, LinkedIn... Để biết thực sự có gói tài khoản premium lifetime hay không, bạn hãy truy cập vào website nhà cung cấp dịch vụ, kiểm tra các gói đăng ký ở phần trang giá cả. Nếu trên website nhà cung cấp KHÔNG có thông tin về gói lifetime, thì thông tin gói lifetime mà bạn thấy ở đâu đó trên Internet đều chưa-đáng-tin-cậy và cần tìm hiểu kỹ hơn. Cách tốt nhất là bạn liên hệ trực tiếp với bộ phận chăm sóc khách hàng của nhà cung cấp dịch vụ để hỏi rõ. Thường các nhà cung cấp dịch vụ đều có địa chỉ email liên hệ, hoặc số điện thoại hoặc qua các kênh liên hệ khác như Facebook.

Tài khoản share/tài khoản riêng?

Tài khoản share thường được hiểu là tài khoản dùng chung bởi nhiều người dùng khác nhau. Tài khoản share chỉ sử dụng ổn định khi người dùng hiểu rõ quy định sử dụng của nhà cung cấp (số thiết bị sử dụng, giới hạn tài nguyên sử dụng,..). Tài khoản share NẾU LƯU DỮ LIỆU thì sẽ không đảm bảo quyền riêng tư. Bạn có thể khắc phục tạm thời bằng cách không lưu dữ liệu trên đám mây, trên cloud gắn với tài khoản này hoặc sau khi dùng xong thì tải xuống máy tính và xóa dữ liệu đã sử dụng. Một số tài khoản share Không lưu dữ liệu sử dụng, khi đó tài khoản share và tài khoản riêng không có gì khác biệt về tính năng. Tài khoản riêng: là tài khoản được đăng ký giống như bạn mua trực tiếp từ nhà cung cấp dịch vụ, đầy đủ (full) tính năng của gói đăng ký..

Khi nào sử dụng tài khoản share?

Theo trải nghiệm của mình thì chỉ nên sử dụng tài khoản share khi biết rõ mục đích sử dụng, tính năng của tài khoản, các hạn chế về giới hạn tài nguyên sử dụng,... Nếu không chắc chắn tốt nhất bạn nên được tư vấn hoặc Dành thời gian tìm hiểu kỹ hơn, không nên đăng ký khi không chắc chắn. Một số tài khoản share không lưu dữ liệu, do đó bạn có thể tham gia mua chung/share chung để tiết kiệm chi phí. LƯU Ý là việc dùng chung tài khoản là vi phạm quy định sử dụng của hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ. Vì thế, nếu bạn dùng tài khoản share (chung) bạn nên sử dụng trong thời gian ngắn. Và khi có điều kiện hãy mua gói tài khoản riêng để ủng hộ nhà cung cấp duy trì dịch vụ cũng như đảm bảo quyền lợi của bạn khi dùng lâu dài. Ngoại lệ: một số nhà cung cấp có hỗ trợ dùng tài khoản share (dùng chung) dưới hình thức share cho các thành viên trong gia đình - chẳng hạn gói Family. Khi này việc sử dụng là phù hợp với chính sách nhà cung cấp và sử dụng hoàn toàn ổn định. Mỗi tài khoản premium sẽ có đặc điểm khác nhau, vì thế tìm hiểu kỹ-sẽ giúp bạn tiết kiệm khá nhiều chi phí, tránh phải rủi ro.

Ưu tiên là mức phí (càng rẻ càng tốt) thì chọn gói nào?

Ngoài hình thức share thì bạn có thể canh me và tham gia các chương trình ưu đãi được chia sẻ trên Blog này. Rất nhiều chương trình ưu đãi có mức phí rất rẻ và được nhà cung cấp hỗ trợ quyền lợi trong suốt thời gian sử dụng. Chẳng hạn: - Hàng nghìn khóa học Udemy đã được chia sẻ trên blog và trong group, chỉ đăng ký một lần và sử dụng vĩnh viễn mà không phải trả bất kỳ một khoản chi phí nào. - Ưu đãi Tài khoản Coursera Plus unlimited, bao gồm cả chứng chỉ ghi danh tên bạn, tài khoản riêng chỉ có 25k, bạn hoàn toàn có thể tự đăng ký. (có hướng dẫn chi tiết trên blog) - Ưu đãi Tài khoản Skillshare Premium giá rẻ, chỉ có 285k/01 năm sử dụng, truy cập Không giới hạn tất cả khóa học, bạn hoàn toàn có thể tự đăng ký (có hướng dẫn chi tiết trên blog) - Ưu đãi đăng ký LinkedIn Premium, LinkedIn Sales Navigator,.. - Các ưu đãi khác như sử dụng ClickUp AI miễn phí, Dataquest Premium miễn phí, Scribd Premium miễn phí,.... đều được cập nhật và chia sẻ trên blog này. Bạn có thể theo dõi Facebook Page hoặc thông qua đăng ký bản tin chia sẻ Premium dưới cuối mỗi bài viết trên blog.

4.4/5 - (973 bình chọn)
ChiasePremium

Blog chia sẻ Kiến thức công nghệ và Trải nghiệm tài nguyên số. Hướng dẫn đăng ký và Hỗ trợ sử dụng các loại Tài khoản Premium.

Ưu đãi đăng ký premium miễn phí/giá rẻ mới nhất.Chi tiết
Share via
Copy link